Tầm soát phát hiện sớm ung thư bằng AI
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.Bờ rào miền Tây
Theo Digital Trends, thời điểm kết thúc vòng đời của hệ điều hành Windows 10 đang đến gần, kéo theo đó là những lo ngại về nguy cơ mất an toàn thông tin cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất, dù tỷ lệ người dùng Windows 10 đã giảm xuống dưới 60%, nhưng con số này vẫn còn rất lớn, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu thiết bị có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng sau ngày 14.10 tới.Vấn đề then chốt nằm ở chỗ, khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc khai thác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đánh cắp dữ liệu, mã hóa tống tiền hay thậm chí là kiểm soát thiết bị từ xa.Microsoft đã khuyến cáo người dùng nên nâng cấp lên Windows 11 để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người dùng chưa thể nâng cấp, họ có thể đăng ký tham gia chương trình gia hạn cập nhật Extended Security Updates (ESU) của Microsoft, với mức phí 30 USD cho 12 tháng.Tuy nhiên, điều này chỉ là giải pháp tạm thời và Microsoft cũng đã ám chỉ rằng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công ransomware quy mô lớn, họ có thể phải tung ra các bản vá bảo mật miễn phí cho Windows 10, tương tự như trường hợp của Windows XP năm 2017.Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc nâng cấp, chủ yếu do chi phí và thời gian. Tuy nhiên, rủi ro về an ninh mạng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp hoặc áp dụng các biện pháp bảo mật thay thế.Đối với người dùng cá nhân, việc nâng cấp lên Windows 11 là lựa chọn tối ưu. Nếu không, họ cần phải nâng cao cảnh giác, cài đặt phần mềm diệt virus uy tín, tránh truy cập các trang web độc hại và sao lưu dữ liệu thường xuyên.Hồi chuông cảnh báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật hệ điều hành và áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, việc chủ động bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng là điều vô cùng cần thiết.
Có nên mua smartphone Xiaomi 'bản nội địa'?
Quy định tăng thêm 10% thuế đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ đã có hiệu lực ngay khi bước sang ngày 4.2. Chỉ sau đó vài phút, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô, Reuters đưa tin.Bắc Kinh cho biết quyết định áp thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 10.2, tạo thời gian cho Mỹ và Trung Quốc có thể thảo luận về một thỏa thuận. Người phát ngôn Nhà Trắng cho hay Tổng thống Trump có kế hoạch điện đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.Trung Quốc cũng gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khẳng định các biện pháp đáp trả mức thuế quan của Mỹ là “để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước”, theo The Guardian.Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ kiểm soát xuất khẩu một số kim loại và đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng điện tử công nghệ cao và chuyển đổi năng lượng sạch. Bắc Kinh cũng thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, đồng thời liệt 2 doanh nghiệp Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”.Với động thái mới nhất, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ quyết định áp thuế với Trung Quốc, trong khi đã hoãn lệnh áp thuế 2 nước láng giềng Canada và Mexico thêm 30 ngày. Ngoài ra, ông Trump còn đe dọa sẽ tính đến các biện pháp đánh thuế Liên minh châu Âu (EU) dù chưa rõ thời gian cụ thể.
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Việt Nam đã phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn
Tại AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik sử dụng luân phiên hai cái tên Khuất Văn Khang và Nguyễn Văn Vĩ cho hành lang trái đội tuyển Việt Nam. Văn Vĩ ra sân 8 trận (4 trận đá chính, 4 trận vào sân từ ghế dự bị), trong khi Văn Khang đá 4 trận (3 trận đá chính, 1 trận vào sân từ ghế dự bị). Cả hai đều đã chơi đầy cố gắng, trong đó Văn Vĩ trở thành một trong những cầu thủ có màn ra mắt đáng nhớ nhất, khi ghi bàn ở trận đầu tiên trong màu áo tuyển. Còn với Văn Khang, ở tuổi 22, lại đá ở vị trí trái sở trường, được góp mặt ở một nửa số trận tại đội tuyển Việt Nam đã là đáng khen.Trong số 2 hậu vệ, HLV Kim Sang-sik ưu tiên Văn Vĩ hơn, bởi anh có kinh nghiệm 6 năm thi đấu tại V-League, từng được trui rèn ở 3 đội bóng (Hà Tĩnh, Hà Nội, Nam Định) nên có năng lực thích nghi tốt. Văn Vĩ cũng là 1 trong số 4 cầu thủ hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam đá đủ 8 trận tại AFF Cup 2024, dù ban đầu, anh không lọt vào "mắt xanh" của ông Kim.Tốc độ, kỹ thuật, khả năng bám biên và tạt bóng đa dạng của Văn Vĩ rất hợp với lối đá trực diện của đội tuyển Việt Nam. Hậu vệ sinh năm 1996 không đá cầu kỳ, mà tập trung vào sự hiệu quả. Cùng với Ngọc Tân, Đình Triệu và Vĩ Hào, Văn Vĩ là phát hiện mới mẻ của ông Kim, cho thấy nếu có lối chơi phù hợp, mọi cầu thủ (dù bình thường nhất) cũng có thể trở thành mảnh ghép đúng đắn.Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik luôn muốn thử nghiệm không ngừng để tăng cường sức mạnh ở mọi vị trí. Văn Vĩ ổn, nhưng thầy Kim vẫn cần phương án có thể... ổn hơn nữa. Triệu Việt Hưng là cái tên tiếp theo sẽ được thử nghiệm. Nói về sự đồng cảm, có lẽ ở đội tuyển Việt Nam, không ai hiểu Việt Hưng hơn... Văn Khang. Cả hai đều xuất thân từ tiền vệ giữa, sau đó được đẩy sang cánh trái. Trước đây, Văn Khang đá tiền vệ tấn công ở U.19 Việt Nam dưới thời HLV Đinh Thế Nam. Nhưng sau khi ông Hoàng Anh Tuấn nắm quyền, Văn Khang chuyển ra cánh. Việt Hưng cũng vậy. Anh từng đá tiền vệ trung tâm tại HAGL (2016 - 2021), nhưng khi chuyển tới Hải Phòng năm 2022, HLV Chu Đình Nghiêm quyết định cho Việt Hưng thử sức ở vai trò tiền vệ cánh, rồi chuyển sang cầu thủ chạy cánh. Việt Hưng có tốc độ, sức rướn tốt cùng những pha rê dắt lắt léo, nhưng cũng có thể đá bó vào trung lộ khi cần bởi anh mang tư duy của một tiền vệ giữa.HLV Kim Sang-sik không cần một "công nhân" thuần túy chỉ biết chạy và tạt cánh, mà cần nhiều hơn ở tư duy chiến thuật, khả năng đọc thế trận và chọn vị trí để quán xuyến tốt hành lang biên. Trong sơ đồ 3 trung vệ, vị trí chạy cánh là mấu chốt thành công. Việt Hưng là ứng viên sáng giá mà ông Kim sẽ thử nghiệm triệt để đến khi tìm được đáp án. Ở cánh phải, HLV Kim Sang-sik cũng áp dụng cách dùng người luân phiên với Vũ Văn Thanh (5 trận) và Trương Tiến Anh (4 trận) tại AFF Cup 2024. Mỗi cầu thủ có một điểm mạnh, khi Văn Thanh mạnh ở khả năng tấn công với khả năng leo biên hỗ trợ tấn công, bó vào trung lộ phối hợp và sút xa tốt. Ngược lại, Tiến Anh nhỉnh hơn trong phòng ngự nhờ sự bền bỉ, cần mẫn như "động cơ vĩnh cửu", có thể lên xuống miệt mài, đảm bảo giữ vị trí để phối hợp.Việc lựa chọn Tiến Anh hay Văn Thanh đá chính sẽ phụ thuộc vào thế trận và đối thủ, thay vì phân định ai hay hơn ai. Ở đợt tập trung này, Văn Thanh và Tiến Anh sẽ tiếp tục cạnh tranh nhau. Đó là triết lý của HLV Kim Sang-sik, luôn xoay chuyển linh hoạt như khối rubik đa diện để đối thủ không thể nắm bắt, đồng thời thay đổi nhân sự để đảm bảo các cầu thủ phải nỗ lực hết mình. Nguyên tắc huấn luyện linh hoạt của thầy Kim sẽ giúp đội tuyển Việt Nam khó lường, không chỉ ở cánh, mà còn ở các vị trí còn lại trên sân.